Có thể nói việc đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng 2 có ý nghĩa thực tiễn vì phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân 2 tỉnh nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của 02 khu vực và nâng cao tiềm năng quỹ đất, phát triển các khu đô thị mới.
Dự án Xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai là kết quả thống nhất trong cuộc họp ngày 26/02/2014 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về Báo cáo phương án đầu tư xây dựng mới cầu qua sông Đồng Nai.
Trên cơ sở thống nhất phương án tuyến kết nối của 2 tỉnh, ngày 26/4/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có văn bản số 1258/UBND-KTTH giao cho Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh (chủ đầu tư trước đây) làm chủ đầu tư và tổ chức lập báo cáo chủ trương đầu tư dự án xây dựng mới cầu qua sông Đồng Nai.
Khánh thành cầu Bạch Đằng 2 nối 2 tỉnh Bình Dương – Đồng Nai
Tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai là 2 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam (vùng kinh tế năng động nhất cả nước). Do điều kiện tự nhiên, 2 tỉnh bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai, việc lưu thông qua lại chỉ thông qua vài cây cầu trên các tuyến chủ yếu như: cầu Đồng Nai (Quốc lộ 1), cầu Hóa An (tuyến Quốc lộ 1K), cầu Thủ Biên trên Vành đai 4 và một số đò ngang. Theo xu thế phát triển kinh tế, xã hội của 2 tỉnh, đặc biệt là 2 thành phố, trung tâm hành chính, kinh tế lớn Thủ Dầu Một và Biên Hòa, vài cầu nói trên không thể đáp ứng được nhu cầu giao thông tăng nhanh trong các năm tương lai. Việc xây dựng thêm cầu qua sông Đồng Nai trước hết tạo thuận lợi cho người dân 2 bờ, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa sẽ an toàn (so với việc qua lại bằng đò ngang) và rút ngắn hành trình nếu chọn hướng giao thông qua cầu Hóa An hoặc cầu Thủ Biên, đồng thời là một phần trong việc phát triển hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ liên vùng nói chung và giữa tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương nói riêng.
Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh tổ chức lập báo cáo chủ trương đầu tư dự án trên và được Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 244/HĐND-KTNS ngày 11/8/2017. Theo đó, dự án đầu tư được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2763/QĐ-UBND ngày 24/9/2019 và Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự toán dự án trên được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 15/01/2021. cầu Bạch Đằng 2 là
Cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai chính thức thông xe
Công trình giao thông Cấp II. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh. Vị trí tại xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn khảo sát, lập thiết kế là Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế cầu lớn. hầm và Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu dự án là xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai nối liền 2 xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đồng thời hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phạm vi dự án Điểm đầu dự án trùng với điểm cuối dự án Xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương, cách tường cánh mố cầu phía Bình Dương 288,84m. Điểm cuối dự án giao với tuyến đường Hương Lộ 7, cách tường cánh mố cầu phía Đồng Nai 255,65m.
Quy mô dự án Chiều dài toàn tuyến: 945,81m. Trong đó: Phần cầu dài 401,32m, phần đường dẫn đầu cầu dài 544,49m (phần đường dẫn phía Bình Dương dài 288,84m, phần đường dẫn phía Đồng Nai dài 255,65m).
Phần cầu: Kết cấu phần trên là dầm hộp BTCT dự ứng lực liên tục được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng với sơ đồ nhịp 60+3×90+60m. Mặt cắt ngang 17,5m bố trí cho 4 làn xe chạy, phân cách giữa bằng vạch sơn, bố trí lề bộ hành khác mức, gờ chắn bánh và lan can.
Phần đường đầu cầu Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (TCVN 4054:2005 – Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô), có vận tốc thiết kế 80km/h. Kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa nóng. Chiều rộng nền đường 17,5m bố trí cho 4 làn xe, phân cách giữa bằng vạch sơn, lề đường gia cố, lề đất.
Nút giao với đường Hương Lộ 7 được thiết kế dạng ngã ba đồng mức với bán kính rẽ R=30m, có bố trí làn rẽ phải riêng biệt, phân luồng giao thông bằng vạch sơn biển báo. Toàn bộ đường dẫn 2 đầu cầu và cầu được bố trí hệ thống chiếu sáng, sơn đường, biển báo đầy đủ. Tổng mức đầu tư dự án là 490,943 tỷ đồng từ vốn ngân sách tỉnh. Trong đó chi phí xây lắp 341,931 tỷ đồng, Chi phí bồi thường GPMB 65,801 tỷ đồng
Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đã tổ chức các bước lựa chọn nhà thầu và có kết quả lựa chọn nhà thầu như sau: Đơn vị thi công: Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 – Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492. Đơn vị tư vấn giám sát: Liên danh Công ty Cổ phần An Sơn – Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại học Giao thông vận tải.
Nguyễn Nam