Ngày 2/8, Được tổ chức bởi Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và dẫn đầu bởi ông Lý Gia Siêu, Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông (HKSAR), phái đoàn Hồng Kông (Trung Quốc) đã kết thúc thành công chuyến thăm khu vực ASEAN kéo dài 1 tuần đến các nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trong tuần vừa qua, phái đoàn bao gồm khoảng 30 lãnh đạo doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu đến từ Trung Quốc Đại lục, Hồng Kông và quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính và bảo hiểm; đổi mới và công nghệ; dịch vụ chuyên nghiệp; cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và cung ứng; năng lượng và khách sạn đã tăng cường các mối quan hệ, mở rộng mạng lưới và thảo luận về các cơ hội hợp tác tại Hồng Kông, Khu vực Vịnh Lớn (Quảng Đông-Hồng Kông-Macau) và Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Kết thúc chuyến thăm ASEAN vào ngày 2/8, ông Lý Gia Siêu chia sẻ: “Trong chuyến công tác kéo dài sáu ngày, chúng tôi đã thăm bốn thành phố ở ba quốc gia và tham gia vào khoảng 30 sự kiện. Những sự kiện này bao gồm các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo và quan chức cấp cao, thăm các doanh nghiệp và các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, trao đổi với các cộng đồng doanh nghiệp tại bốn thành phố, và tham gia vào các hoạt động thúc đẩy giao lưu nhân dân.”
Ông Lý Gia Siêu cũng cho biết thêm các thành viên trong đoàn sẽ chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của họ từ chuyến thăm này đến với mạng lưới của họ.
Tiến sĩ Peter K N Lam, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, chia sẻ: “Mục đích của chuyến thăm lần này là phát triển mối quan hệ giữa Hồng Kông và khu vực ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ hai của chúng tôi, bằng cách giới thiệu những cơ hội kinh doanh mới nhất của Hồng Kông.”
“Trong những năm gần đây, Hồng Kông đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Những tiến bộ của chúng tôi trong công nghệ xanh, sản xuất thông minh và quản lý chuỗi cung ứng, được củng cố bởi cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển (R&D) và sở hữu trí tuệ (IP) đẳng cấp thế giới cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Hồng Kông và các doanh nghiệp ASEAN,” ông Lam cho biết. Với 55 bản MoU được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức của Hồng Kông với Lào, Campuchia và Việt Nam, chuyến thăm lần này đã mở đường cho những cơ hội hợp tác sâu rộng hơn trong tương lai.
“Chúng tôi bày tỏ lòng cảm kích tới Chính phủ Đặc khu Hành chính Hồng Kông và tất cả các đại biểu doanh nghiệp đã hỗ trợ trong chuyến đi này. Trong tương lai, HKTDC sẽ tiếp tục đẩy mạnh các cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp và xây dựng một hệ sinh thái toàn cầu thông qua mạng lưới 50 văn phòng của chúng tôi trên toàn thế giới,” ông Lam chia sẻ.
Trong chuyến thăm đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 30 biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) đã được ký kết bởi các thành viên đoàn đại biểu, cơ quan chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và đầu tư, tài chính, fintech, giao thông vận tải, cung ứng và giáo dục.
Đoàn đại biểu cũng đã gặp gỡ các giám đốc điều hành và thành viên chủ chốt của các phòng thương mại địa phương, trong đó có Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và các tập đoàn hàng đầu như Vingroup và Công ty TNHH Tessellation Bình Dương để khám phá các cơ hội kinh doanh.
Nhằm thúc đẩy cơ hội hợp tác thông qua Hồng Kông, Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông tại Singapore (HKETO Singapore) và HKTDC đã đồng tổ chức một buổi tiệc trưa gặp gỡ đối tác tại Việt Nam với sự tham dự của khoảng 220 lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức cao cấp.
Trong chuyến thăm này, 30 biên bản ghi nhớ (MoU) đã được ký kết bởi các thành viên đoàn đại biểu, cơ quan chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực:
1. Cục Dịch vụ tài chính và Kho bạc Hồng Kông, Trung Quốc, và Bộ Tài chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Phòng Xúc tiến Đầu tư Hồng Kông (Invest Hong Kong) và Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
4. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade);
5. Cảng vụ Hàng không Hồng Kông và Tổng công ty Hàng không Việt Nam;
6. Cảng vụ Hàng không Hồng Kông và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam;
7. Cảng vụ Hàng không Hồng Kông và Tập đoàn Sovico;
8. Phòng Thương mại Hồng Kông và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
9. Phòng Xúc tiến Đầu tư Hồng Kông (Invest Hong Kong) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam;
10. Tổng cục Du lịch Hồng Kông (HKTB) và Traveloka;
11. Ngân hàng Bank of China (Hồng Kông) và Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam – Chi Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Doanh nghiệp Quảng Đông thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam;
12. CCB International Capital Limited và Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital;
13. Liên đoàn Công nghiệp Hồng Kông (FHKI) và Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP);
14. Tập đoàn FWD và Junior Achievement Việt Nam – Trung tâm Tuổi trẻ Thành đạt;
15. Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông (HKU) và Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh;
16. Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông (HKU) và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH);
17. Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) và Đại học Quốc gia Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh;
18. Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) và Trường Trung học Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh;
19. SF Supply Chain và NTQ;
20. Ngân hàng Standard Chartered (Hồng Kông) và Tập đoàn Computime;
21. Ngân hàng Standard Chartered (Hong Kong) và Kingboard Holdings Limited;
22. Ngân hàng Standard Chartered (Hong Kong) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian;
23. Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông) và Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC Corp)
24. Tekcent Limited và Locamos Technology;
25. Tekcent Limited và Quickcom;
26. Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC Holdings plc) – chi nhánh Hồng Kông và Công ty Cổ phần Y tế 315;
27. Hiệp Hội người Việt Nam tại Hồng Kông (VAHK) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông Việt Nam (HKBAV);
28. Hiệp Hội người Việt Nam tại Hồng Kông (VAHK) và Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam (VNYEA);
29. VRCN Limited và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam
30. VRCN Limited và Quickcom
Trong khuôn khổ chuyến công tác này, 25 biên bản ghi nhớ (MoU) đã được ký kết trước đó, trong đó có 12 MoU tại Lào:
31. Cục Hải quan và Thuế gián thu Hồng Kông, Trung Quốc và Cục Hải quan của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
32. Phòng Xúc tiến Đầu tư Hồng Kông (Invest Hong Kong) và Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Lào;
33. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Văn phòng Tổng Hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Lào (LCCC);
34. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI);
35. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Lào;
36. CCB International (Holdings) Limited và Phongsavanh Group Co., Ltd;
37. CLP SEA Infrastructure Limited và CGN Energy Technology Co., Ltd (Lào) và Krittaphong Group Co., Ltd;
38. Liên đoàn Công nghiệp Hồng Kông (FHKI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn;
39. Goldford Group và Lao National Digital Technology Group Co., Ltd (LADT);
40. Hashkey Capital và Lao National Digital Technology;
41. Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) và Trường Trung học cơ sở Viêng Chăng (VSS);
42. Hiệp hội Chủ hàng Hồng Kông (HKSC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào
Và 13 biên bản ghi nhớ (MoU) được ký tại Campuchia:
43. Phòng Xúc tiến Đầu tư Hồng Kông (Invest Hong Kong) và Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC);
44. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC);
45. Phòng thương mại Trung Quốc tại Hồng Kông và Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ & Đổi mới Campuchia;
46. Phòng thương mại Trung Quốc tại Hồng Kông và Phòng thương mại Campuchia;
47. Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) và Phòng thương mại Campuchia (CCC)
48. Phòng thương mại Hồng Kông và Phòng thương mại Campuchia;
49. Liên đoàn các Ngành công nghiệp Hồng Kông (FHKI) và Hiệp hội doanh nghiệp Hồng Kông tại Campuchia (HKBAC)
50. Cảng vụ Hàng không Hồng Kông và Société Concessionaire d’Aéroport;
51. Tập đoàn FWD và Khoa truyền thông, Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh;
52. CCB International (Holdings) Limited và ACLEDA Bank Plc.;
53. CCB International (Holdings) Limited và Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ);
54. Hãng Hàng không Cathay Pacific Airways Limited và Société Concessionaire d’Aéroport;
55. Hãng Hàng không Hong Kong Airlines và Công ty Cổ phần Hàng không Cambodia Airways Co., Ltd.
Nguyễn Nam